Some Issues on Brain Drain in the Context of the Fourth Industrial Revolution 4.0
Main Article Content
Abstract
Chảy chất xám không còn là câu chuyện của riêng quốc gia nào, nó đã trở thành một vấn đề chung của thế giới. Câu chuyện của chảy chất xám với thuật ngữ “brain drain” được sử dụng bắt đầu từ năm 1963, khi Hiệp hội hoàng gia Anh thấy sự suy giảm chất xám của các nhà khoa học từ Anh sang Mỹ, gây nguy hiểm cho nền kinh tế của Anh. Sau đó, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi để mô tả sự di chuyển của các chuyên gia, nhà khoa học từ các nước thứ ba[1]. Hay như ở Nga, chảy chất xám còn được gọi thêm bằng các tên khác nhau như: đánh cắp chất xám (brain theft) hay câu chất xám (brain bait). Thực chất đây không phải là vấn đề mới, đặc biệt vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 khi Peter Đại đế thực hiện chính sách thu hút các chuyên gia có tài năng làm việc tại Nga. Vào đầu thế kỷ 20, trong cuốn “Tư bản và Công nhân”, V.I. Lenin đã đưa ra kết luận rằng “Nga ngày càng bị bùi lại phía sau, đưa cho ngoại quốc những người làm việc tốt nhất, trong khi Mỹ ngày càng tiến nhanh hơn, thu hút những phần dân số năng động và tài năng nhất của thế giới”[2]. Mặc dù được viết năm 1913 nhưng đến nay lời nhận định đó vẫn còn có giá trị.
Đó là những câu chuyện của những thế kỷ trước, bây giờ thế giới đã đổi khác rất nhiều, cả trên chiều cạnh lý luận và thực tiễn. Bài viết của tác giả sẽ so sánh quan điểm về chảy chất xám, xem xét các biểu hiện của chảy chất xám trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 và đưa ra những vấn đề về chảy chất xám tại chỗ ở Việt Nam hiện nay