Đỗ Thị Minh Thảo

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Ngày nay khi tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thì đã từ lâu tri thức về kinh tế được xem là nền tảng chung cho sự phát triển xã hội. Trong thực tế, tỷ lệ thành công của lớp tri thức đặc thù về kinh tế luôn đóng vai trò là nhân tố sáng tạo của vô số các thương hiệu hàng hóa trong đời sống xã hội hiện đại. Trong khi đó, tỷ lệ thất bại lại có thể nằm ngay trong chính lớp tri thức kinh tế chung, nếu nó không được vận hành để trở thành tri thức kinh tế đặc thù.

Từ câu chuyện về tri thức đặc thù kinh tế, có thể rút ra những bài học từ di sản triết học - mỹ học của C. Mác, trong đó lịch sử của cái đẹp (thuộc về lớp tri thức đặc thù) đã được tiếp cận đồng hành với vấn đề kinh tế (nền tảng chung cho sự phát triển đời sống xã hội). Điều này có ý nghĩa phương pháp luận rõ rệt trong nhận thức duy vật về lịch sử chống lại những hạn chế trong nhận thức của chủ nghĩa duy vật kinh tế (khi coi kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử xã hội). Đã từ lâu, cái đẹp được coi là thước đo chỉ phẩm chất con người, là thước đo của con người trong thế giới đối tượng, luôn đóng vai trò là sức bật mới của kinh tế. Bởi vì, tựu chung lại thì kinh tế sẽ chẳng là gì nếu không hướng tới mục tiêu vì con người, mục tiêu xây dựng xã hội loài người ngày một tốt đẹp hơn. C.Mác chính là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của nhân loại, đã sử dụng phương pháp luận của cái chung để phát hiện và tiếp cận đến phương pháp luận của cái đặc thù. Hơn nữa C.Mác còn xác lập cái đẹp như một phạm trù đòn bẩy của kinh tế qua luận điểm: “... con người cũng xây dựng theo các quy luật của cái đẹp” [1]. Qua phạm trù cái đẹp, chúng ta hoàn toàn có thể lý giải tốt bản chất con người, xã hội loài người từ cả hai nguồn gốc: xã hội và nhân văn.

Từ khóa: Tri thức đặc thù về kinh tế, cái đẹp thuộc về lớp tri thức đặc thù, chủ nghĩa duy vật kinh tế, phương pháp luận của cái đặc thù, cái đẹp là sức bật mới của kinh tế.