Nguyễn Thị Thanh Huyền

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai về chính quyền”, J. Locke đưa ra quan niệm về các quyền tự nhiên của con người như: quyền tự do, bình đẳng và quyền tư hữu. Trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh quyền sở hữu tài sản do lao động tạo ra. Locke bắt đầu từ một tiền đề không ai có thể phủ nhận là con người có quyền sở hữu đối với lao động của chính mình. Vì vậy khi con người dùng lao động của mình để tạo ra sản phẩm thì nó sẽ thuộc về anh ta và điều đó bắt đầu sự sở hữu. Theo Locke, quyền sở hữu là sở hữu mà người ta có đối với cá nhân con người họ cũng như những tài sản của họ. Việc tích lũy tài sản do lao động tạo ra cũng phải có giới hạn. Để giải quyết vấn đề này cần có lưu thông tiền tệ. Chính tiền tệ khiến việc tích lũy không bị lãng phí hay hư hỏng như khi tích lũy hàng hóa. Mục đích của nhà nước là bảo vệ và bảo đảm quyền tự do và sở hữu do lao động của con người tạo ra. Nếu nhà nước không thực hiện được nhiệm vụ đó thì nhân dân có quyền thiết lập nhà nước mới trên cơ sở khế ước xã hội.