Tống Duy Thanh

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Hiện nay chưa có sự thống nhất về viết thuật ngữ khoa học, địa danh và tên người trong các ấn phẩm và trên các phương tiện thông tin nói chung, nhất là đối với những trường hợp có yếu tố nước ngoài. Bài báo điểm lại quá trình biến đổi, tiến bộ và kinh nghiệm trong viết thuật ngữ khoa học, địa danh và tên người bằng chữ Việt trong Khoa học nói chung và Khoa học Trái Đất nói riêng.

Thông tin, giao lưu quốc tế phát triển ngày càng nhanh chóng, đặc biệt là với sự hỗ trợ của những thành tựu trong tin học. Trong đó hệ thống chữ viết theo abc (alphabet) được sử dụng đặc biệt hiệu quả, dù là theo hệ latin hay cyril (cyrillic) của các dân tộc slave (Nga, Bulgari, Serbi, v.v…). Sự thu và phát thông tin có thể được thực hiện qua phương tiện nói và viết, nhưng hệ thống chữ viết có vai trò quan trọng nhất. Trong thực tế, việc thu và phát thông tin bằng phương tiện nghe nhìn (phát thanh và vô tuyến truyền hình) cũng lại phải dựa trên cơ sở văn bản viết.Thuật ngữ khoa học, địa danh và tên người đều được viết giống nhau hoặc gần giống nhau ở phần lớn các nước, nhưng cách đọc chúng (dù đã có quy ước về phiên âm quốc tế) vẫn tùy thuộc vào từng nước.Tiếng Việt có ưu thế quan trọng là được ghi bằng ký tự latin, tạo điều kiện thuận lợi trong thu và phát thông tin trên mọi phương tiện. Hiện nay địa danh và tên người của 54 dân tộc ViệtNamđã được viết dễ dàng bằng ký tự latin, không còn lệ thuộc vào cách viết dựa theo âm Hán Việt như một thời đã diễn ra.

Bài báo đề nghị viết địa danh và tên người nước ngoài trong văn bản tiếng Việt chủ yếu dựa vào cách viết bằng ký tự latin đã được những nước có địa danh và tên người đó công bố. Đồng thời chú ý đến đặc điểm của cách viết tiếng Việt. Trên cơ sở kinh nghiệm được tích lũy trong hơn nửa thế kỷ trong Các Khoa học Trái Đất, bài báo giới thiệu cách viết thuật ngữ địa chất đã được đồng thuận của đại đa số các nhà địa học Việt Nam.

Từ khóa: Địa danh; Ký tự la tinh; Tên người; Thuật ngữ; Thuật ngữ địa chất; Thuật ngữ khoa học