Lý thuyết hệ thống tổng quát và phân hóa xã hội: Từ Ludwig von Bertalanffy đến Talcott Parsons
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt: Bài viết dành phần 1 giới thiệu lý thuyết hệ thống tổng quát của Ludwig von Bertalanffy mà ông coi là một học thuyết khoa học mới về “sự toàn vẹn” (wholeness, sự nguyên chất, sự nguyên vẹn, đầy đủ, sự trọn vẹn, sự toàn thể) và các khái niệm thường bị hiểu sai như “cơ thể” (organism), “tương tác” (interaction) và về quan niệm rằng tính toàn thể lớn hơn tổng số các bộ phận của nó. Phần 2 giới thiệu lý thuyết hệ thống xã hội tổng quát của Talcott Parsons mà ông phát triển thành lý thuyết xã hội học tổng quát về sự “phân hóa cấu trúc” của hệ thống, “sự phân hóa bên trong của các hệ thống xã hội”. Từ hai cách tiếp cận khác nhau, nhưng cả hai lý thuyết hệ thống tổng quát này đều nhấn mạnh các thuộc tính của hệ thống mở, hệ thống sống như tính tự điều tiết, tự tổ chức rất cần được phát huy để đối phó với những rủi ro như sự vô cảm, vô trách nhiệm có thể xảy trong quá trình phân hóa và biến đổi xã hội.
Từ khóa: lý thuyết, hệ thống, hệ thống tổng quát, hệ thống xã hội, chức năng, cấu trúc, phân hóa xã hội, phân hóa cấu trúc, phân hóa chức năng, Xã hội học