Nguyễn Thị Thúy Hằng

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Nói một cách vắn tắt, du ký là sáng tác văn học của tác giả đi du  lịch. Đây là thể loại bút ký đặc biệt ghi lại những cảm hứng của người đi khi khám phá những vùng đất lạ, cảm xúc về những lộ trình mới, hình ảnh về những chuyến đi đặc biệt. Có nhà nghiên cứu đã nhận xét : Đi du lịch thực chất là di chuyển trong không gian văn hóa – địa lý mới lạ. Không chỉ đi du lịch ra nước ngoài, ngay cả việc đi du lịch nội địa cũng là di chuyển đến không gian của “người khác”. Vì vậy mà văn học du lịch gắn liền với cảm hứng tìm hiểu sự khác lạ.

Văn thơ trung đại có khá nhiều những tác phẩm mang tính chất của thể tài du ký. Những chuyến đi thời trung đại hầu hết không phải là những chuyến du lịch theo đúng nghĩa mà đều là những chuyến công cán, đi sứ, đi thi, hoặc có mục đích khác. Văn du ký trung đại cũng khá phong phú về hình thức: có thơ, có văn xuôi, có du ký “nội địa”, và đến thế kỷ XIX khi bắt đầu tiếp xúc Đông-Tây thì có du ký về khu vực Châu Á, Châu Âu...

Kiểu tác giả của văn học trung đại chủ yếu là thiền sư, nhà nho. Thiền sư viết thi-kệ để truyền giảng giáo lý, nhà nho làm thơ, viết văn để nói chí, tải đạo, ít quan tâm đến phản ánh, nhận thức hiện thực.

Như trên chúng tôi đã nói, du ký trung đại (chúng tôi tạm gọi như vậy cho mảng thơ văn viết về tả cảnh, vịnh cảnh trên đường đi công cán của các nhà thơ trung đại) chủ yếu nằm trong thơ và văn xuôi đi sứ. Chúng tôi điểm qua một số tác gia tiêu biểu: Phạm Đình Hổ, Lê Hữu Trác, Lý Văn Phức, Phan Huy Chú, Phạm Phú Thứ, Cao Bá Quát, Trương Vĩnh Ký.

Thời trung đại ở Việt Nam, cũng đã xuất hiện loại sáng tác có tính chất du ký nhưng chưa nhiều. Chúng ta cần phân biệt hai loại sáng tác: thơ viết khi đi đường (đi thi, đi công cán, đi sứ…) và văn xuôi phi cốt truyện ghi chép về các chuyến đi.

Từ khóa: văn học trung đại, du lịch, các chuyến đi, du ký trung đại.