Chiều sâu mới của tư tưởng nhân đạo trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1940-1945
Main Article Content
Abstract
Tóm tắt- Trong văn học 1940-1945, văn xuôi nẹày càng khẳng định vị trí quan ữọng và nổi bật. Một trong những thể loại đă góp phần tạo nên điêu đó chính là truyện ngăn. Cùng với những cách tân trên nhiều phương diện, truyện ngắn giai đoạn này đã có sự đổi mới sâu sắc trong nội dung nhân đạo ở nhiều tác phẩm. Điều này thể hiện nồi bật ở chiều sâu mới của tình ứiương và tiếng nói tri âm đối với quần chúng lao động cùa các nhà văn. Đó không phải là lòng trắc ẩn của những người đứng ngoài, mà là sự gắn bó của tình hữu ái giãi cấp, ỉà sự đồng cảm đặc biệt của người củng cảnh ngộ. Sự gắn bó máu thịt ấy đã tạo nên những ừang viết tự nhiên, chân thực và ữàn đầy cảm xúc. Nó là tiếng lòng, là những rung cảm thấm thìa cất lên từ những trải nghiệm sâu sắc của người cầm bút. Đặc biệt, truyện ngắn 1940-1945 còn thể hiện chiều sâu mới của tư duy phân tích, của những nhận ửiức mới mẻ, đầy đủ hơn về nỗi khổ của con người. Con người không chi khồ vì sự chà đạp, bất công mà còn khổ vì đói nghèo, vì định kiến và cả sự dốt nát...Nỗi khổ ấy len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống và ứiấm cà vào trong máu. Cùng với giai cấp thống trị, nhà tù thực dân, môi ừưồmg sống ngột ngạt, tù đọng với những luật lệ khắt khe, vô lý chính là nguyên nhân gây ra những nỗi khổ khác nhau cùa con người. Vì vậy. mỗi người cần vượt lên hoàn cảnh và vượt lên cả chính mình để không bị nhấn chìm trong dòng xoáy nghiệt ngã của môi trường sống phi nhân tính đó