Mai Hoang Pham, Trinh Thi Dieu Nguyen

Main Article Content

Abstract

Thoả thuận Paris được coi là Thoả thuận lịch sử - Thoả thuận yêu cầu các nước nỗ lực
đưa mức tăng nhiệt độ toàn cầu xuống thấp hơn 2 độ C và cùng nỗ lực để hạn chế mức tăng nhiệt
độ đến mức 1 ,5 độ C so với mức trước thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là dấu hiệu thể hiện quan
điểm nghiêm túc của các nước trong việc giải quyết sự phát thải khí nhà kính toàn cầu. Đây là
Thoả thuận có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam vì nó sẽ giúp giảm tác động
của biến đổi khí hậu (BĐKH) và các chi phí/tổn thất liên quan đến BĐKH. Để tiết kiệm nguồn lực
và kế thừa các nỗ lực quốc gia, tránh gây quá tải về việc xây dựng chính sách ở cấp tỉnh và cấp
ngành, đảm bảo tập trung tiếp tục thực hiện các nỗ lực giảm nhẹ đã và đang được thực hiện, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư đã kiến nghị đề xuất Chính phủ sử dụng Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc
gia về tăng trưởng xanh là công cụ chính để thực hiện mục tiêu giảm nhẹ của Thoả thuận Paris
(Điều 4, Mục 19), là nội dung chính trong Kế hoạch thực hiện Thoả thuận Paris ở Việt Nam cũng
như Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC).