Hoàng Anh Lê, Nguyễn Thị Thu Hạnh, Lê Thùy Linh

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Thái Bình là một tỉnh trọng điểm trồng lúa của đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Hoạt động đốt rơm rạ trên đồng ruộng diễn ra rất phổ biến trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây, gây ra nhiều hậu quả cho môi trường. Kiểm kê phát thải là một trong những bước cần thiết nhằm tạo cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm. Chính vì vậy, kiểm kê phát thải, trong đó có phát thải từ hoạt động đốt rơm rạ, là lĩnh vực mà hiện nay đang được các cơ quan quản lý và các nhà khoa học môi trường rất quan tâm. Theo kết quả kiểm kê phát thải do hoạt động này trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong năm 2012 cho thấy CO2 phát thải lớn nhất 738,8 nghìn tấn/năm chiếm 89,6% tổng lượng phát thải khí; tiếp đến là khí CO phát thải 58,4 nghìn tấn/năm chiếm 7,08% tổng lượng phát thải khí. Phần còn lại (3,35%)  là các khí PM2.5, PM10, SO2, NOX, NH3, CH4, NMVOC, EC, OC. Kết quả tính toán lượng khí phát thải do đốt rơm rạ năm 2012 cho thấy mức đóng góp lớn nhất tập trung ở các huyện Thái Thụy, Quỳnh Phụ. Đây là kết quả rất hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý nhà nước nói chung và lĩnh vực môi trường nói riêng.

Từ khóa: Kiểm kê phát thải, Đốt rơm rạ, Thái Bình.

References

[1] Thongchai Kanabkaew, Nguyễn Thị Kim Oanh, 2011. Xây dựng kiểm kê phát thải cho nguồn đốt sinh khối theo không gian và thời gian. Đánh giá và Mô hình hóa Môi trường, (16). 453-464. (Tiếng Anh).
[2] Nguyễn Thị Kim Oanh, Lý Bích Thủy, Danutawat Tipayarom, Bhai Raja Manandhar, Pongkiatkul Prapat, Christopher D Simpson, L-J Sally Liu, 2011. Xác định đặc tính của phát thải bụi từ nguồn đốt rơm rạ. Môi trường Khí quyển, (45). 493-502. (Tiếng Anh).
[3] Nguyễn Mậu Dũng, 2012. Ước tính lượng khí thải từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng ở vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí khoa học và phát triển, (10). 190 - 198.
[4] Cục Thông tin Khoa học & Công nghệ Quốc gia. Tổng quan nguồn phế thải nông nghiệp rơm rạ, kinh nghiệm thế giới về xử lý và tận dụng, Hà Nội, 2010.
[5] D.G Streets, K.F Yarber, J.H Woo, G.R Carmichael, 2003. Đốt sinh khối ở Châu Á: Ước tính và phát thải khí quyển theo mùa và hàng năm. Tuần hoàn Địa sinh hóa toàn cầu, (17). 10 (1) - 10 (20). (Tiếng Anh).
[6] Tổng cục Thống kê, 2012. Niên giám thống kê năm 2012, NXB Tổng cục Thống kê, Hà Nội.
[7] Didin Agustian Permadi, Nguyễn Thị Kim Oanh, 2013. Đánh giá phát thải từ nguồn đốt sinh khối ở Indonesia và tác động tiềm ẩn đến khí hậu. Môi trường Khí quyển (78). 250-258. (Tiếng Anh).
[8] Meinrat O Andreae, P Merlet, 2001. Phát thải khí vết và sol khí từ nguồn đốt sinh khối. Tuần hoàn Địa sinh hóa toàn cầu, (15). 955-966. (Tiếng Anh).
[9] Guoliang Cao, Xiaoye Zhang, Sunling Gong, Fangcheng Zheng, 2008. Nghiên cứu về hệ số phát thải của bụi và các chất ô nhiễm không khí từ nguồn đốt phụ phẩm nông nghiệp. Tạp chí Khoa học Môi trường, (20). 50-55. (Tiếng Anh).
[10] TJ Christian, B Kleiss, RJ Yokelson, R Holzinger, PJ Crutzen, WM Hao, BH Saharjo, DE Ward, 2003. Tính toán phát thải từ đốt sinh khối trong phòng thí nghiệm: 1.Phát thải từ Indonesia, Châu Phi và các nguồn nhiên liệu khác. Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý, (108). 4719. (Tiếng Anh).