Đánh giá chương trình bồi dưỡng năng lực tiếng Anh và phần mềm hỗ trợ dạy học dành cho giáo viên tiểu học và trung học cơ sở thuộc Đề án NNQG 2020
Main Article Content
Abstract
Bài báo nhằm mục đích đánh giá mức độ hài lòng của các đối tượng liên quan đối với chương trình bồi dưỡng năng lực tiếng Anh cho giáo viên (GV) tiểu học và Trung học cơ sở và hiệu quả phần mềm hỗ trợ dạy học (CTBD NLTA&PM) bằng cách khảo sát quan điểm của ba đối tượng (giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lí tại các sở GD&ĐT) xem các đối tượng có hài lòng với chương trình bồi dưỡng này hay không, và cần có những thay đổi bổ sung gì để nâng cao chất lượng trong thời gian tới. Phương pháp điều tra xã hội học sử dụng 3 bảng câu hỏi khảo sát gồm các câu hỏi đóng theo thang 5 bậc Likert và các câu hỏi mở đã được thực hiện trên 5037 giáo viên tiếng Anh, 180 giảng viên các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) và 115 cán bộ quản lí (CBQL) tại các sở GD&ĐT trong cả nước. Số liệu thu thập được đã xử lí và mã hóa theo đúng quy trình nghiên cứu khoa học xã hội. Các chỉ số phân tích mô tả cho thấy tất cả điểm số đánh giá của các bảng hỏi và các miền đo trong các bảng hỏi đều trên 3.0, nhiều điểm số trên 4.0. Điều này khẳng định CTBD NLTA&PM đáp ứng được mong mỏi của người học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở tiểu học và trung học, đồng thời khẳng định tính đúng đắn của Chính phủ trong việc thực hiện Đề án 2020. Tuy nhiên, qua phép phân tích T-Test và ANOVA, điểm số đánh gia giữa các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau không hoàn toàn đồng nhất, và vẫn còn một lượng nhỏ đối tượng không hài lòng với CTBD, một số khác muốn có những thay đổi đối với CTBD trong thời gian sắp tới.
Từ khóa: Chương trình bồi dưỡng, ba đối tượng, khảo sát, đánh giá, hài lòng, bổ sung.
References
[2] Byrd, P., Textbooks: Evaluation for Seclection and Analysis for Implementation. In M. C. Murcia (Ed), Teaching English as a Second and Foreign Language (pp.415 - 427), New York: Heinle & Heinle, 2001.
[3] Creswell, J. W. (2005). Educational Research: Planning, Conducting, and Evaluating Quantitative and Qualitative Research (2nd Ed.). Upper Saddle River, NJ: Pearson Education.
[4] Coffey, A. & Atkinson, P., Making Sense of Quantitative Data. London: Sage Publication, 1996.
[5] Cohen, L., Manion, L. & Morrison, K., Research Methods in Education (6th Ed.). London, New York: Routledge. http://dx.doi.org/10.3108/beej.10.r1, 2007.
[6] Frazer, L. & Lawley, M., Questionnaire Design and Administration. Australia: John Wiley & Sons Australia Ltd, 2000.
[7] Fulcher, G. & Davidson, F., Language Testing and Assessment (an Advanced Resource Book). London and New York: Routledge, 2007.
[8] Kiely, R. & Rea-Dickins, P., Program Evaluation in Language Education. New York, USA: PALGRAVE MACMILLAN, 2005.
[9] Maslow, A. H., Motivation and Personality (2nd Ed.), New York, USA: Harper and Row, 1970.
[10] Salant, P. & Dillman, D. A., How to conduct your own survey. New York: John Wiley & Sons, 1994.
[11] Trochim, W. M. K., Research Methods (The Concise Knowledge Base). Ohio, USA: Atomic Dog Publishing, 2005.
[12] Tucker, P. D. & Stronge, J. H., Linking Teacher Evaluation and Students’ Learning. Association for Supervision and Curriculum Development, 2006.