Đỗ Thị Thu Hằng, Trần Thị Bích Liễu

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Phân cấp quản lí tài chính nói chung và phân câp quản lí tài chính trong giáo dục nói riêng là một xu thế tất yếu trong quản lí nhà nước. Mấy thập kỷ gần đây, các nhà nghiên cứu ở nhiều nước đã chứng minh được rằng phân cấp quản lí tài chính trong giáo dục và các chính sách đa dạng của phân cấp quản lí tài chính giáo dục (PCQLTCGD) có nhiều tác động tích cực đến chất lượng giáo dục (CLGD). Nguyên nhân là đã tạo được quyền chủ động của nhà trường trong việc phân bổ kinh phí phù hợp với nhu cầu hoạt động, làm tăng hiệu quả sử dụng kinh phí trong hoạt động giáo dục. Ở Việt Nam, PCQLTCGD mới được thực hiện và điều kiện thực hiện việc phân cấp tài chính còn nhiều hạn chế. Bài viết này tập trung nghiên cứu đánh giá tác động của phân cấp tài chính đến CLGD trung học phổ thông (THPT) Việt Nam thông qua một nghiên cứu tình huống ở một số trường THPT tại Hà Nội, từ đó đưa ra các khuyến nghị mang tính định hướng cho những cải cách tài chính giáo dục tiếp theo.

Từ khóa: Phân cấp quản lí tài chính giáo dục (PCQLTCGD), chất lượng giáo dục (CLGD), trung học phổ thông (THPT).

References

[1] Odden A, Busch C., Financing schools for high performance: strategies for improving the use of educational resources, San Francisco: Jossey-Bass,1988.
[2] Clive A. J. Dimmock, School-based management and school effectiveness, (1993).
[3] Trần Thị Bích Liễu, Quản lí dựa vào nhà trường: con đường nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005.
[4] Clive A. J. Dimmock (1993). School-based management and school effectiveness
[5] Bộ GD - ĐT, Đề án đổi mới cơ chế tài chính giai đoạn 2009 - 2014
[6] Kellaghan T, Greaney V, Murray T.S (2009), Using the results of a National Assessment of Educational Achievement, The World Bank .
[7] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đỗ Thị Thu Hằng, Nghiên cứu các chính sách phi tập trung hóa tài chính giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đối với các trường THPT Việt Nam, Đề tài trọng điểm cấp ĐHQG Hà Nội, mã số: QGTĐ 10.20, Hà Nội, 2012. (Đề tài được lưu tại Phòng Kế hoạch - Tài chính Trường Đại học Giáo dục)
[8] Jens Henrik Haahr, Thomas Kibak Nielsen, Martin Eggert Hansen and Soren Teglgaard Jakobsen (November 2005), Explaining Student Performance Evidence from the international PISA, TIMSS and PIRLS surveys, www.danishtechnology.dk
Vũ Phong, Ðộ trễ của chính sách, http://doanhnhansaigon.vn

Downloads

Download data is not yet available.