Mai Văn Hưng, Trần Long Giang

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện trên nhóm đối tượng gồm 1200 học sinh (600 nam và 600 nữ) có độ tuổi từ 16 đến 18 thuộc 4 vùng sinh thái điển hình của thủ đô Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung các đặc điểm nhân trắc tuổi sau dậy thì điển hình như pignet và BMI của học sinh vùng nội thành tốt hơn so với học sinh vùng ngoại thành và vùng nông thôn,. Bên cạnh các yếu tố về di truyền, nội tiết hay chủng tộc thì các yếu tố môi trường sống, dinh dưỡng, tâm lí, hoạt động thể thao, điều kiện kinh tế và các điều kiện tự nhiên khác là những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến các chỉ số này của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội... So sánh với các nghiên cứu khác cũng cho thấy các chỉ số nhân trắc này của học sinh THPT Hà Nội tốt hơn các nghiên cứu cùng lĩnh vực.

Từ khóa: Nhân trắc, sau dậy thì, học sinh, pignet, BMI.

References

[1] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kì 2011- 2020, ngày 19/4/2011, Số 579/QĐ-TTg
[2] Lê Thị Hợp và cs (2010). Xu hướng tăng trưởng thế tục của người Việt Nam và định hướng của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng trong giai đoạn 2011-2020. Journal of Food and Nutrition Sciences - Volumn 6 - Number 3+4
[3] Cao Quốc Việt và CS (1997), Tuổi sau dậy thì của trẻ em ở một số vùng sinh thái và một số yếu tố ảnh hưởng. Bàn về tăng trưởng người Việt Nam. Đề tài KX 07-07. NXB Hà Nội
[4] Nguyễn Quang Quyền (1984), Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên cứu trên người Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội
[5] Bộ Y tế, Hằng số sinh học người Việt Nam, NXB Y học, 1975.
[6] Bộ Y tế, Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 thế kỉ XX, NXB Y học, Hà Nội, 2003.
[7] Đỗ Hồng Cường, Nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh THCS các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình, Luận văn tiến sĩ sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009.
[8] Trần Đình Long và cộng sự (1996), Nghiên cứu sự phát triển cơ thể lứa tuổi đến trường phổ thông (6 đến 18 tuổi), Đề tài nhánh thuộc dự án "Nghiên cứu đặc điểm người Việt Nam thập kỷ 90".
[9] Trần Thị Loan (2001), Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc và trí tuệ của học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại một số trường phổ thông thuộc thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[10] Trịnh Văn Minh và CS (1996), Kết quả điều tra cơ bản một số chỉ tiêu nhân trắc của cư dân trưởng thành Phường Thượng Đình và xã Định Công, Hà Nội. Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam. Nxb Y học.
[11] Lê Đình Vấn (2002), Nghiên cứu sự phát triển hình thái nhân trắc của học sinh 6 - 17 tuổi ở Thừa Thiên - Huế, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
[12] Cao Quốc Việt, Bàn về tuổi sau dậy thì ở trẻ em nước ta 1978-1980”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em, tr. 47, NXB Y học, 1986.
Ebrahim G., Growth and growth charts priamary heath care in Viet Nam, Child heath and its promotion II, (1985), pp. 52 - 63.

Downloads

Download data is not yet available.