Đào Thanh Trường, Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Main Article Content

Abstract

Trước bối cảnh hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu sắc, nhiều quốc gia đã thay đổi tư duy về hoạch định và thực thi các chính sách về quản lý di động xã hội của nguồn nhân lực R&D. Suốt một thời gian dài, các quốc gia lo sợ về hiện tượng “Chảy máu chất xám”[1] và sự hình thành các “Cực nam châm” hút các luồng di động xã hội của nhân lực R&D thì giờ đây, dưới tác động của Cuộc Cách mạng Công nghiệp thứ tư và sự lưu chuyển của nhân lực R&D ngày càng trở nên linh hoạt, các nhà quản lý khoa học và công nghệ đang ngày càng chủ động đảm bảo[2] các điều kiện để nhân lực R&D có thể lưu chuyển thông qua các phương thức tổ chức lao động có sự hỗ trợ của kỹ thuật số. Từ những phân tích về đặc điểm của nhân lực R&D, di động xã hội của nhân lực R&D và những tác động của Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, bài báo sẽ phân tích sự hình thành phương thức tổ chức lao động - UBER nhân lực R&D, với một cách tiếp cận mới trong thu hút và sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN). Từ đó đưa ra những hàm ý chính sách trong quản lý di động xã hội của nguồn nhân lực R&D hiện nay, với mục tiêu khuyến khích nguồn nhân lực này phát huy được năng lực sáng tạo và đóng góp cho sự phát triển của quốc gia trên mọi lãnh thổ và mọi lĩnh vực.