Nguyễn Thị Thanh Tâm

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Mặc dù mới xuất hiện từ đầu thập niên 90, kèm cặp (mentoring) đã trở thành một trong những công cụ nâng cao nghiệp vụ hữu hiệu được áp dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, đây vẫn là một khái niệm tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Ngay cả ở Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), một trong những trường đại học hàng đầu ở Việt Nam, kèm cặp cũng mới chỉ được thực nghiệm từ năm học 2008 - 2009. Bài nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục đích tìm hiểu phương thức tiến hành hoạt động kèm cặp ở trường và xem xét tính hữu ích của hoạt động này. Nghiên cứu đã kết hợp cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng với đối tượng là 30 giảng viên (10 giảng viên hướng dẫn và 20 giảng viên mới) tham gia trả lời phiếu điều tra và hai người điều hành chương trình kèm cặp tham gia vào trả lời câu hỏi phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu tương đối khả quan, tuy nhiên vẫn còn tồn đọng một số vấn đề. Nghiên cứu còn đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kèm cặp ở nhiều khía cạnh khác nhau.