Lưu Tiến Dũng

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt. Nghiên cứu này tiếp cận vấn đề chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khối ngành khoa học xã hội và nhân văn trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng lao động đối với sản phẩm của quá trình đào tạo. Từ đó giúp nhà làm giáo dục và nhà doanh nghiệp hiểu rõ nhau hơn trong việc thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên. Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến được chủ yếu sử dụng trong việc làm rõ các vấn đề nghiên cứu và đạt được các mục tiêu đề ra. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố: Kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn; Kĩ năng chuyên môn; Kĩ năng mềm và thái độ làm việc; Giá trị gia tăng tạo ra; Kinh nghiệm làm việc; Khả năng hòa nhập là các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp.

Từ khóa: Nhân tố, sự hài lòng của doanh nghiệp, cử nhân khối ngành khoa học xã hội và nhân văn.

References

[1] Đinh Phi Hổ, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Đại học Kinh tế - Luật, Tp. Hồ Chí Minh, 2012.
[2] Lê Hữu Nghĩa, Những quan niệm về chất lượng giáo dục đại học, Tạp chí Giáo dục, Số 242, Đại học quốc gia Hà Nội (2011), tr. 26-30.
Thongsamark, Service Quality: Its measurement and relationship with customer satisfaction, ISE 5016, Thailand, 2001.