Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Thị Phương

Main Article Content

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu có mục đích tìm hiểu về mối tương quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) ở học sinh THCS và các ảnh hưởng của yếu tố nhân khẩu: trường, độ tuổi, giới tính, kết quả học tập, điều kiện gia đình đến mối tương quan này. Nghiên cứu được tiến hành trên 278 học sinh THCS (lớp 6 đến lớp 9) ở 4 trường tại Hà Nội, sử dụng Bảng tự báo cáo của thiếu niên (YSR) của Achenbach và thang IAT của Young. Kết quả cho thấy có mối tương quan thuận có ý nghĩa giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề SKTT chung (r=3.91), trong đó mức độ sử dụng Internet có mối tương quan chặt chẽ nhất với hành vi hung tính (r = 0.43), sau đó là với lo âu/trầm cảm (0.332); Vấn đề Tư duy (0.321). Các yếu tố về trường của học sinh, giới tính, độ tuổi, điều kiện kinh tế gia đình không ảnh hưởng đến mối tương quan này.

Từ khóa: Sức khỏe tâm thần, mức độ sử dụng internet, học sinh THCS, Hà Nội.

References

[1] Lê Minh Công, Nghiện internet - game online ở thanh thiếu niên: Báo cáo qua ba trường hợp lâm sàng, Kỷ yếu hội thảo “Nghiện internet - game online: thực trạng và giải pháp” - Đồng Nai, 2009.
[2] Chih-Hung Ko., Ju-Yu Yen., Cheng-Sheng Chen., Yi-Chun Yeh., Cheng-Fang Yen, Predictive Values of Psychiatric Symptoms for Internet Addiction in Adolescents: A 2-Year Prospective Study. Arch Pediatr Adolesc Med., 2009; 163 (10): 937-943.
[3] Đặng Hoàng Minh., Bahr Weiss., Nguyễn Cao Minh, Sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam: thực trạng và các yếu tố nguy cơ, Cục Xuất bản, 2013.
[4] Nguyễn Cao Minh, Điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thành niên miền Bắc có các vấn đề SKTT. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tâm lí học, Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.
[5] Gondon M. Hart., Bryan Johnson., Brian Stamm., Nick Angers., Adam Robinson et al, Effect of Video Games on Adolescent and Adults, Cyber Psychology & Behavior, 2009, Volume 12, Number 1.
[6] Kimberly S. Young, Internet addiction: A New Clinical Phenomenon and Its Consenquences. American Behavioral Scientist, 2004, 48; 402.
[7] Kimberly Young., Cristiano Nabuco de Abreu, Internet addiction: A handbook and guide to Evaluation and treatment. John Wiley & Sons, 2010.
[8] Laura Widyanto & Mary McMurran, The Psychometric Properties of the Internet Addichtion Test, Cyber Psychology & Behavior, 2004, Volume 7, Number 4.
[9] Regina M.Hechanova and Jennifer Czinca; Internet addiction in Asia: Reality or Myth? http: //www.idrc.ca.
[10] Ngô Đức Anh., Michael W. Ross., Eric A. Ratliff, Internet influences on sexual practices among young people in Ha Noi, Viet Nam. Culture, Health & Sexuality, 2008, 10 ( S) 201 - 213.
[11] Rescorla, L. A., Achenbach, T. M., Ivanova, M. Y., Dumenci, L., Almqvist, F., Bilenberg, N., et al. Problems reported by adolescents in 24 countries, 2007, 75(2) 351-358.
[12] Yen JY, Yen CF, Chen CS, Tang TC, Ko CH. The association between adult ADHD symptoms and internet addiction among college students: the gender difference, Cyberpsychol Behav. 2009 Apr;12(2):187-91. doi: 10.1089/cpb.2008.0113.
Widyanto L, McMurran M. The psychometric properties of the internet addiction test. Cyberpsychol Behav. 2004 Aug;7(4):443-50.